Các loại đất được phân biệt dựa theo nhiều yếu tố và pH là yếu tố thường được sử dụng để xác định đất có tính hóa học gì. Nếu đất chua là đất có pH nhỏ hơn 7 thì đất kiềm có pH lớn hơn 7. Hãy cùng Thiết bị Thịnh Phú tìm hiểu khái niệm đất kiềm là gì? Nguyên nhân, hậu quả và những phương pháp khắc phục đất có độ kiềm cao.
Nội dung bài viết
Đất kiềm là gì?
Đất kiềm được một số người làm vườn gọi là “đất ngọt”. Độ pH của đất kiềm là trên 7 và nó thường chứa rất nhiều natri, canxi và magiê. Vì đất kiềm ít hòa tan hơn đất chua hoặc trung tính, nên lượng chất dinh dưỡng sẵn có thường bị hạn chế. Do đó, nếu cây trồng bị còi cọc và thiếu chất dinh dưỡng là điều thường thấy trên nền đất kiềm.
Đất kiềm thường xuất hiện ở những vùng khô hạn và bán khô hạn, nơi có lượng mưa thấp và nhiệt độ cao gây ra hiện tượng bốc hơi nước nhiều.
Nguyên nhân gây ra đất có độ kiềm cao
Có nhiều nguyên nhân làm đất bị nhiễm kiềm như thời tiết, cấu tạo địa chất của đất, nhưng nguyên nhân lớn nhất là do hoạt động của con người. Dưới đây là 4 nguyên nhân chính làm tăng độ kiềm của đất gồm:
1. Cấu tạo nền đất
Sự hiện diện của các khoáng chất trong đất tạo ra Natri cacbonat (Na2CO3 ) và Natri bicacbonat (NaHCO3 ) khi phong hóa và làm tăng độ kiềm trong đất.
2. Rác thải công nghiệp và sinh hoạt
Các loại rác thải như Natri cacbonat, Natri bicarbonat (muối nở), Natri sunphat, Natri hydroxit (xút), Natri hypoclorit (bột tẩy trắng)… với số lượng rất lớn trong quá trình sản xuất hoặc tiêu thụ làm tăng độ kiềm trong nước và đất.
3. Sự hoạt động của các nhà máy nhiệt điện
Các nhà máy điện đốt than, khi sử dụng than hoặc than non giàu đá vôi, sẽ tạo ra tro có chứa canxi oxit. CaO dễ dàng hòa tan trong nước tạo thành vôi tôi – Ca(OH)2. Khi nông dân sử dụng nguồn nước này để tưới cho cây trồng sẽ làm tăng độ kiềm trong đất.
4. Nguồn nước chứa nhiều natri bicacbonat( Nước mềm)
Nếu sử dụng nguồn nước có quá nhiều natri bicacbonat và hàm lượng canxi và magiê thấp cũng là nguyên nhân làm tăng pH trong đất. Các bạn nên phân biệt rõ khái niệm nước cứng và nước mềm để hiểu rõ hơn nha.
Hậu quả nếu đất có độ kiềm cao
Nói chung, đất kiềm chứa hàm lượng canxi cacbonat cao, ngăn cản thực vật hấp thụ hầu hết các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Ngay cả khi các chất dinh dưỡng đầy đủ có trong đất, cây trồng cũng không thể được hưởng lợi từ chúng.
Ví dụ, đậu nành trồng trên đất có độ kiềm cao có xu hướng phát triển bệnh nhiễm sắt, có thể dễ dàng điều chỉnh thông qua việc sử dụng sắt, cung cấp trong luống hoặc bón lá.
Lượng nước bị bốc hơi hay thấm nhanh vào đất nhanh nếu đất bị có pH cao, điều này làm cây trồng hấp thụ nước thấp hơn so với các loại đất khác.
Cách đo độ kiềm trong đất
Các loại đất nông nghiệp, nếu độ pH cao thường giao động trong khoảng 7 – 9 pH. Nếu giá trị pH này quá cao thì cây trồng sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được.
Phương pháp đo độ kiềm trong đất phổ biến nhất là sử dụng máy đo pH đất, với thang đo pH từ 3 – 8, sẽ giúp nhà nông giám sát và xác định độ kiềm nhiều loại đất phổ biến ở Việt Nam.
Ngoài ra người dùng có thể sử dụng dấm chua để đo độ kiềm của đất bằng các bước sau:
Thêm 1/2 cốc nước vào mẫu đất và trộn. Sau đó, thêm 1/2 cốc giấm. Nếu đất có hiện tượng sủi bọt hoặc sủi bọt có thể nhìn thấy được, thì đất đó có độ kiềm cao. Phản ứng hóa học mà bạn đang thấy xảy ra khi một axit (giấm) tiếp xúc với một thứ có tính kiềm (đất). Hiện tượng sủi bọt càng nhiều, độ pH trong đất càng cao.
Cách giảm độ kiềm trong đất
Có nhiều cách giúp giảm độ kiềm trong đất với chi phí thấp, đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao gồm:
1. Bổ sung lưu huỳnh
Thêm khoảng 28-85g lưu huỳnh trên 1 vuông đất trồng, sẽ giảm được độ kiềm trong đất. Nếu đất pha cát hoặc nhiều sét thì nên sử dụng ít hơn, trộn đều trước khi sử dụng.
2. Sử dụng thạch cao
Thạch cao (Canxi sunfat) là một khoáng chất trầm tích. Nó rất quan trọng đối với việc xử lý đất kiềm, một vài công dụng của thạch cao giúp làm giảm độ kiềm trong đất gồm:
- Nó là nguồn cung cấp lưu huỳnh tuyệt vời cho dinh dưỡng cây trồng và cải thiện năng suất cây trồng.
- Nó có thể làm giảm độc tính của nhôm, đặc biệt là trong đất dưới đất.
- Nó giúp giảm thiểu dòng chảy và xói mòn bằng cách giữ Phốt pho và các chất dinh dưỡng khác từ đất.
3. Sử dụng các hợp chất hữu cơ
Kết hợp các chất hữu cơ vào đất – phản ứng có tính axit do phân hủy tạo ra sẽ giúp giảm nồng độ pH và quá trình này sẽ giúp cải thiện hệ thống thoát nước và thông khí cho nền đất.
Kết luận: Đây là toàn bộ kiến thức về đất kiềm là gì? Nguyên nhân, phương pháp đo và các giải pháp giảm độ kiềm trong đất đơn giản, hiệu quả nhất.