Những cách đo độ ngọt trái cây chính xác nhất

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trái cây là độ ngọt. Độ ngọt ảnh hưởng nhiều đến mùi vị, độ giòn, độ mềm hay thời gian bảo quản trái cây. Bài viết này thiết bị Thịnh Phú sẽ hướng dẫn cho người dùng những cách đo độ ngọt trái cây chính xác, đơn giản nhất 2024.

1. Cách đo độ ngọt trái cây bằng máy đo điện tử 

Khúc xạ kế đo độ ngọt Atago

Hiện nay cách đo độ ngọt trái cây chính xác nhất là sử dụng máy đo độ ngọt điện tử. Phương pháp này có độ chính xác cao, dễ sử dụng và phù hợp để đo được độ ngọt của hầu hết các loại trái cây ở Việt Nam.

Các loại trái cây thông dụng ở Việt Nam thường có độ ngọt từ 10 – > 40 °Brix, nên người dùng có thể sử dụng máy đo độ ngọt điện tử Atago – Pal 1 với phạm vi đo từ 0 –  53 °Brix.

Máy đo độ ngọt Pal 1 là dòng máy đo độ ngọt được nhiều người Việt tin dùng nhất hiện nay, không cần hiệu chuẩn nhiều, thời gian đo độ ngọt nhanh và kết quả đo chính xác cao.

Bạn chỉ cần khởi động máy đo, nhỏ 1, 2 giọt mẫu mình cần đo và chờ kết quả hiển thị trên màn hình điện tử. Kết quả đo không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường vì máy đo độ ngọt Pal 1 này tích hợp tính năng bù nhiệt độ tự động.

Máy đo độ ngọt điện tử Pal 1 có thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, người dùng có thể di chuyển và sử dụng ở nhiều vị trí, khu vực khác nhau.

Thiết bị Thịnh Phú là công ty chuyên cung cấp, tư vấn các dòng máy đo độ ngọt trái cây Atago chính hãng, bà con nông dân có nhu cầu mua máy hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và lựa chọn loại máy đo brix phù hợp với nhu cầu.

2. Sử dụng khúc xạ kế để đo độ ngọt trái cây

Cách đo độ ngọt trái cây

Khúc xạ kế là một dụng cụ quang học để đo độ Brix trong trái cây, rau quả, nước trái cây, mứt, rượu vang và bia. Nó là một kỹ thuật tiêu chuẩn dựa trên phép đo chiết suất của chất lỏng.

Chiết suất (RI) là tỉ số giữa tốc độ ánh sáng trong chân không với tốc độ ánh sáng trong môi trường nhất định. RI phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng và nhiệt độ của chất lỏng mẫu.

Hiện nay có nhiều loại khúc xạ kế đo độ ngọt cầm tay, khúc xạ kế đo độ ngọt để bàn với phạm vi đo khác nhau. Người dùng có thể lựa chọn khúc xạ kế đo độ ngọt Atago với nhiều thang đo như từ 0 – 20 °Brix, 0 – 53 °Brix, 0 – 93 °Brix.

Ưu điểm của dòng khúc xạ kế Atago là nó tích hợp tính năng bù nhiệt tự động giúp kết quả đo có độ chính xác cao hơn, bạn ít phải hiệu chuẩn hơn.

3. Sử dụng tỷ trọng kế đo độ ngọt trái cây

Tỷ trọng kế là một trong những dụng cụ đo độ ngọt trái cây lâu đời nhất. Nó hoạt động dựa trên khái niệm về độ nổi và thường được hiệu chuẩn ở nhiệt độ phòng (20∘C) trong các đơn vị khác nhau, chẳng hạn như∘Brix, Baume và SG.

Nguyên lý hoạt động của tỷ trọng kế dựa trên nguyên tắc của Archimedes, trong đó nói rằng “lực đẩy lên trên tác dụng lên một cơ thể chìm trong chất lỏng, dù là toàn bộ hay một phần, đều bằng trọng lượng của chất lỏng mà cơ thể chuyển dịch”. 

Tỷ trọng kế bao gồm một ống thủy tinh rỗng kín đáy rộng (để nổi), một chấn lưu bằng chì hoặc thủy ngân để ổn định, và một thân hẹp có chia độ để đo. Thông thường, tỷ trọng kế được hạ thấp vào trong ống đong chia độ chứa đầy chất lỏng cho đến khi nó nổi tự do. Điểm mà bề mặt của chất lỏng tiếp xúc với thân của tỷ trọng kế tỉ lệ với khối lượng riêng tương đối của chất lỏng là giá trị độ ngọt cần đo.

4. Sử dụng phương pháp thủ công

Một trong những phương pháp thông thường để đo chất lượng trái cây, rau quả, các loại nước trái cây và rượu vang khác nhau là sử dụng bảng cảm quan. Trong phương pháp này, một nhóm chuyên gia hội đủ năng lực sẽ đánh giá hương vị của sản phẩm dựa trên các phẩm chất khác nhau như vị ngọt, vị chua, vị đắng và mùi thơm. 

Đây là một phương pháp tốn nhiều thời gian và chi phí cao và độ chính xác tương đối thấp. 

5. Sử dụng vị giác để xác định độ ngọt 

Một cách kiểm tra độ ngọt trái cây được nông dân sử dụng là dùng vị giác để xác định độ ngọt của trái. Đây là phương pháp truyền thống, dựa nhiều vào kinh nghiệm, cảm nhận của từng người nên kết quả có độ chính xác không cao.

Cách này cũng áp dụng với một số loại quả có vị ngọt đặc trưng như xoài, dưa hấu, thanh long và không nên áp dụng cho vườn cây có diện tích rộng.

6. Đo độ ngọt bằng phương pháp sắc ký

Đây là cách đo độ ngọt trái cây cho kết quả chính xác cao nhất, nhưng chi phí cao chỉ áp dụng với mẫu cần độ chính xác tuyệt đối.

Phương pháp này sử dụng máy sắc ký, tự động phân tích lượng đường glucose, fructose, sucrose trong trái cây. Cách này chỉ áp dụng trong phòng thí nghiệm và ít phổ biến hơn cách đo độ ngọt bằng máy đo Atago.

Ngoài ra, có nhiều cách do độ ngọt trái cây khác như sử dụng phương pháp quang phổ nhìn thấy và cận hồng ngoại (vis / NIR), phương pháp cộng hưởng từ, phương pháp cảm biến sinh học… Nhưng phương pháp đo độ ngọt đơn giản và hiệu quả nhất là sử dụng máy do độ ngọt điện tử Atago.